Xu Hướng Thị Trường

Thị trường cây cảnh đặc biệt là cây ngoại cảnh (đại ngoại cỡ) mà chủ yếu ở một số tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc từ giữa năm 2011 đến nay thật là ảm đạm, không còn cái không khí sôi động chở gốc phôi cực đại từ nơi này sang nơi khác, hay như ông chủ nhà vườn nào đó mua được một vài gốc sanh khủng thì hàng chục người khác nhào đến xem, bình phẩm, trả giá hoặc tấm tắc khen ngợi, từ đó tạo nên một cuộc rượt đuổi tìm mua phôi sanh vô cùng sôi động nhưng các cuộc rượt đuổi cũng đã dừng lại. Những phôi sanh loại khủng chất đầy các nhà vườn cũng đóng băng qua một mùa đông giá và giờ đây đã qua cả 1 mùa hè. Vậy có hi vọng nào cho sự khởi sắc vào cuối năm 2012? Các tín hiệu từ thị trường cho thấy sản phẩm sanh (nhất là cây khủng vẫn bị ế ẩm mà nguyên nhân đã được cảnh báo nhiều lần là xu hướng chạy theo phong trào dẫn tới cung vượt quá cầu và một lối chơi cực đoan gần như chỉ độc tôn một loại cây).

 

Một món ăn dù khoái khẩu đến mấy, ăn một vài bữa người ta thấy chán phải ăn món khác. Cây cảnh nghệ thuật – món ăn tinh thần của công chúng thưởng ngoạn cũng không thể bắt người ta thưởng thức mãi một loài cây độc tôn. Vẫn mấy cây sanh được giải từ những năm trước đem đi trưng bày triển lãm một hai lần, đến lần thứ ba còn ai muốn ngắm nữa. Người ta mong được chiêm ngưỡng những tác phẩm mới với những ý tưởng sáng tạo mới.

Tôi chẳng mặn mà lắm với các cuộc triển lãm cây cảnh mùa xuân vừa qua ở một số địa phương miền Bắc vì cây sanh vẫn chiếm đến 80%. Các bức ảnh chụp các cuộc triển lãm đăng trên VNHS, trên mạng cũng toàn cây sanh với một vài kiểu dáng đơn điệu, một lối mòn thẩm mỹ. Phải chăng VNHS và các báo đài góp phần khuyến khích phát triển loại cây này?

Sự vận động nào trái quy luật cũng sẽ bị trả giá. Một số ông chủ vườn năm trước còn tuyên bố hùng hồn rằng “chỉ có làm như tôi, trồng sanh như tôi là không bao giờ mất giá, càng để lâu càng có giá, ông cứ trồng sanh như tôi là sẽ giàu nhanh”. Câu trả lời bây giờ thì sao?

Quả thật thời gian qua cây sanh cũng làm cho một số người giàu nhanh nên đua nhau nhập sanh chật ních vườn, giờ đây thừa ế trở thành hoang hóa. Hầu hết các chủ vườn kinh doanh đều thiếu kiến thức nghệ thuật và thị trường cho nên họ kinh doanh theo kiểu ăn may, kiểu “người tính không bằng trời tính”. Những hộ không am hiểu về nghệ thuật cây cảnh cũng chẳng có mấy kiến thức về thị trường để xác định mục tiêu, tiềm năng mà định vị được sản phẩm của mình nên làm theo kiểu chạy đua, bắt chước. Kinh doanh kiểu đó không đổ vỡ mới lạ.

Người làm cây cảnh lẽ ra phải định hướng được cho người chơi nhưng một số người làm cây cảnh cũng chỉ biết một loại cây là sanh chứ ít biết các loại cây khác vậy mà cũng chưng cái biển to tướng “nhà vườn cây cảnh”. Hơn 10 năm trước, đi một số nơi tôi thấy nhiều vườn còn phong phú chủng loại cây lắm, nhu cầu trang trí cần loại cây nào có cây ấy. Hơn 10 năm sau các vườn như trên biến mất nhường chỗ cho một loại vườn rặt một cây sanh. Thử hỏi theo thuật phong thủy chỗ nào cũng đặt được cây sanh hay sao mà các vị chỉ sản xuất và cung cấp cho người ta một loại cây ấy.

Đã đến lúc chúng ta phải nói lời chia tay với lối chơi độc tôn một loại cây, đồng thời cần tạo dựng những vườn cây cảnh phong phú về chủng loại, trong đó ưu tiên những cây đặc hữu của từng vùng miền.

Vấn đề này,VNHS và nhiều nơi khác đã đề cập khá nhiều lần rồi nên tôi không bàn thêm nữa, chí có một điều, tôi cần nhắc lại rằng, chúng ta thường tự hào và cả thế giới cũng ca ngợi “VN là một trong 16 quốc gia đa dạng sinh học” nghĩa là rất phong phú, đa dạng về động thực vật. Vậy mà trong nghệ thuật cây cảnh của ta không lẽ chỉ độc tôn loài sanh?

Những phân tích nhận định và suy nghĩ về hướng đi của tôi có thể chưa chuẩn xác mong quý vị chỉ giáo thêm.

 

sưu tầm

Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline 097.427.8668 - 0983.893.133

Tư vấn trực tuyến

Sir Giang 0974278668
Sir Nam 0983893133

Đăng nhập


Đăng ký |

Tìm kiếm

Hình ảnh

Cây Phôi